Để bảo vệ quyền lợi của mình nhằm tránh những tranh chấp hay các rủi ro không đáng có liên quan tới việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Công ty Luật TNHH Khang Phát và Cộng Sự chúng tôi xin giới thiệu đến quý khách hàng về hồ sơ, thủ tục, quy trình về chuyển nhượng quyền sử dụng đất qua bài viết sau đây:
Mục lục bài viết
Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Căn cứ theo Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:
– Người sử dụng đất được thực hiện về các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện cụ thể sau đây:
+ Có Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, trừ những trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp được nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai;
+ Đất không có xảy ra tranh chấp;
+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm việc thi hành án;
+ Trong thời hạn về sử dụng đất.
– Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 trên thì người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất sẽ còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật Đất đai năm 2013.
– Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất sẽ phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Sau khi xem xét điều kiện để chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nếu các bên đáp ứng được Điều khoản nêu tại mục 1 thì các bên sẽ tiến hành các thủ tục tiếp theo, cụ thể như sau:
Bước 1. Thực hiện công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Hai bên sẽ tiến hành xác lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hợp đồng này sẽ phải đáp ứng điều kiện về hình thức là công chứng và chứng thực. Hai bên có thể đến trực tiếp tại văn phòng công chứng để tiến hành lập hợp đồng chuyển nhượng. Hai bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng đến tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh thành nơi có đất yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Các giấy tờ mà các bên cần phải chuẩn bị để công chứng hợp đồng chuyển nhượng bao gồm:
– Dự thảo hợp đồng chuyển nhượng;
– Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất;
– Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng (theo mẫu);
– Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân (CCCD/CMND), xác nhận về hộ khẩu của các bên;
– Giấy tờ chứng minh về tài sản chung/riêng (Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc Giấy xác nhận độc thân);
– Bản sao giấy tờ khác liên quan đến hợp đồng theo quy định pháp luật.
Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính và nộp thuế, lệ phí
Thực hiện kê khai thuế thu nhập cá nhân với người chuyển nhượng, lệ phí trước bạ đối với người nhận chuyển nhượng tại cơ quan thuế nơi có quyền sử dụng đất thực hiện chuyển nhượng.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
– Hồ sơ bao gồm:
+ Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất (01 bản chính + 02 bản photo có chứng thực);
+ Giấy tờ chứng thực cá nhân (CCCD/CMND), xác nhận về hộ khẩu của 2 bên chuyển nhượng (02 bản có chứng thực);
+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (02 bản có công chứng);
+ Giấy tờ chứng minh tài sản chung/ riêng (Giây xác nhận tình trạng hôn nhân, 02 bộ có chứng thực);
+ Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (Mẫu số 09/ĐK);
+ Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản chính);
+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản chính);
+ Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (02 bản chính);
+ Tờ khai đăng ký thuế;
+ Sơ đồ vị trí nhà đất (01 bản chính).
– Nơi nộp hồ sơ:
Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu.
Cách 2: Hộ gia đình, cá nhân không nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.
+ Địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).
+ Đại phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nếu chưa có Văn phòng đăng ký đất đai.
– Tiếp nhận, giải quyết
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh cấp huyện gửi thông tin sang cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.
Người dân sẽ thực hiện nộp tiền theo thông báo của cơ quan thuế.
– Trả kết quả
Thời gian giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. Thời hạn trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ,…
Lệ phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Căn cứ theo Thông tư 92/2015/TT-BTC và Nghị định 140/2016/NĐ-CP, Thông tư 85/2019/TT-BTC, khi thực hiện việc chuyển nhượng nhà đất các bên sẽ có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ và phí thẩm định hồ sơ theo quy định, cụ thể:
* Thuế thu nhập cá nhân
– Mức thuế phải nộp:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 02% x Giá chuyển nhượng
– Trường hợp được miễn và hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân:
* Lệ phí trước bạ
– Mức nộp lệ phí trước bạ:
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, khoản 1 Điều 1 Nghị định 20/2019/NĐ-CP lệ phí trước bạ được sẽ tính như sau:
Trường hợp 1: Khi giá chuyển nhượng cao hơn giá nhà, đất của UBND cấp tỉnh quy định
Lệ phí trước bạ = 0.5% x Giá chuyển nhượng
Trường hợp 2: Khi giá chuyển nhượng thấp hơn hoặc bằng giá nhà, đất của UBND cấp tỉnh quy định, khi tặng cho, thừa kế nhà đất.
* Phí thẩm định hồ sơ khi sang tên
Phí thẩm định hồ sơ sẽ do UBND cấp tỉnh quy định nên mức thu giữa các tỉnh, thành sẽ có sự khác nhau.
Xử phạt không sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
* Mức phạt tiền
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không thực hiện đăng ký biến động bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
– Tại khu vực nông thôn:
+ Phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn mà không thực hiện đăng ký biến động.
+ Phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn mà không thực hiện đăng ký biến động.
– Tại khu vực đô thị: Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng tại khu vực nông thôn (cao nhất là 10 triệu đồng/lần vi phạm).
Mức phạt đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân. Theo đó, mức phạt đối với tổ chức tại khu vực đô thị sẽ là 20 triệu đồng.
Dịch vụ chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Công ty Luật TNHH Khang Phát và Cộng Sự
Công ty Luật TNHH Khang Phát và Cộng Sự với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai là địa chỉ uy tín khi khách hàng lựa chọn dịch vụ. Đến với chúng tôi, khách hàng sẽ nhận được:
– Tư vấn chung cho khách hàng về những quy định của pháp luật về thủ tục pháp lý đất đai.
– Tư vấn hồ sơ làm thủ tục, chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục đất đai.
– Tư vấn trình tự thủ tục làm thủ tục đất đai tại cơ quan có thẩm quyền.
– Tư vấn các vấn đề khác có liên quan đến thủ tục đất đai.
– Chuẩn bị các hồ sơ cần thiết cho khách hàng khi thực hiện thủ tục đất đai:
+ Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (Hợp đồng mua bán, Quyết định cấp GCN, Hóa đơn nộp thuế sử dụng đất hàng năm, …) và các tài liệu khác (nếu có).
+ Căn cước công dân và xác nhận cư trú của chủ sử dụng đất và những người liên quan.
+ Hồ sơ kỹ thuật thửa đất, hồ sơ hiện trạng nhà (nếu có).
+ Các giấy tờ khác có liên quan.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900633212 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc tới Email: lienheluatkhangphat@gmail.com để được hỗ trợ cụ thể hơn
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng ./.