NHÂN VIÊN PHỤC VỤ CÓ ĐƯỢC KÍ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI KHÔNG?

Hiện nay, việc kinh doanh nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh dịch vụ đồ uống, thức ăn đang ngày càng phát triển. Kéo theo đó là nhu cầu tuyển dụng các nhân viên phục vụ ngày càng tăng lên. Nhiều chủ nhà hàng, khách sạn, quán ăn, cà phê,… đã đưa ra thắc mắc về việc tuyển dụng quản lý và nhân viên phục vụ có phải ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội không? Để trả lời cho câu hỏi trên, Công ty Luật Khang Phát xin được tư vấn giải đáp thắc mắc như sau:

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Bộ luật lao động năm 2019

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

đóng bảo hiểm xã hội

Nhân viên phục vụ có được kí hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội không?

  1. Nhân viên phục vụ có được kí hợp đồng lao động không?

Hầu hết các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hiện nay có nhu cầu tuyển dụng nhân viên phục vụ liên tục. Bởi công việc này có tính chất ngắn hạn, không thường xuyên như các công việc khác, hao hụt thể lực. Các nhân viên phục vụ thường làm việc partime (4 -5 tiếng/ngày) hoặc làm fulltime (6-7 tiếng/ngày) nên khá phù hợp với các bạn sinh viên.

Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019, Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

Như vậy, việc nhân viên phục vụ có được cho là giao kết hợp đồng lao động hay không phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành hai bản, người lao động giữ một bản và người sử dụng lao động giữ một bản. Ngoài ra, hợp đồng lao động có thể được giao kết bằng văn bản hoặc giao kết thông qua phương tiện điện tử như gmail, zalo,…mà có thỏa thuận về các điều trên thì hợp đồng giữa hai bên hoàn toàn có giá trị pháp lý. Hai bên cũng có thể giao kết hợp đồng bằng lời nói nếu thỏa thuận thời hạn làm việc dưới một tháng.

  1. Nhân viên phục vụ có được đóng bảo hiểm xã hội không?

Để xác định xem nhân viên phục vụ có được đóng bảo hiểm xã hội không cần căn cứ vào thời hạn hợp đồng, thời gian làm việc và mức lương tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

– Thứ nhất, về thời hạn hợp đồng

Theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, nhân viên phục vụ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng; hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng; hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

– Thứ hai, về thời gian làm việc:

Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội có quy định người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

– Thứ ba, về mức lương tính đóng bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Như vậy, để biết được nhân viên phục vụ có được đóng bảo hiểm xã hội hay không cần phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

– Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên;

– Số ngày người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương phải ít hơn 14 ngày làm việc trong tháng;

– Mức tiền lương đóng BHXH không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Ví dụ mức lương tối thiểu vùng ở Hà Nội năm 2023 là 4.680.000 đồng.

  1. Những lưu ý khi giao kết hợp đồng và đóng bảo hiểm xã hội

– Hiện nay, nhiều trường hợp nhân viên phục vụ đi làm bị yêu cầu nộp giấy tờ tùy thân, nộp phí làm việc. Điều này là hoàn toàn trái quy định của pháp luật. Các trường hợp này, người sử dụng lao động có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

– Đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội, nếu bị phát hiện có thể bị phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.

  1. Dịch vụ tư vấn pháp luật về bảo hiểm của Công ty Luật Khang Phát

CÔNG TY LUẬT TNHH KHANG PHÁT VÀ CỘNG SỰ chuyên tư vấn pháp luật bảo hiểm cho khách hàng. Trong đó:

  • Tư vấn các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
  • Tư vấn mức hưởng, thủ tục đóng bảo hiểm đúng quy định pháp luật.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900633212 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc tới Email: lienheluatkhangphat@gmail.com để được hỗ trợ cụ thể hơn.

 

GỌI NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN