QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐÓNG BHXH CỦA NGƯỜI ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG?

1. Cơ sở pháp lý

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Luật lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020

2. Người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài có phải đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc đối tượng tham gia bao hiểm xã hội bắt buộc.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc  đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

         ….………………………………

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

         ….……………………………….

Như vậy, người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài theo hợp đồng vẫn phải đóng BHXH tại Việt Nam.

Tuy nhiên, theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 quy định: Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

Cho nên, khi người Việt Nam đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng lao động ở các nước đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam thì không phải đóng BHXH hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở cả Việt Nam và nước tiếp nhận lao động.

xuất khẩu lao động

3. Quyền lợi của người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài

– Người lao động đi xuất khẩu lao động được hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo HĐLĐ

– Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm người nước theo quy định của pháp luật

– Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần

4. Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội của người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài

Người đi xuất khẩu lao động ở các nước chưa ký hiệp định về bảo hiểm xã hội và hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam sẽ cần phải đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam theo mức đóng và phương thức đóng sau đây:

  • Mức đóng:

Người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài cần phải đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất với mức phí như sau:

– Đối với người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội

Mức đóng BHXH hằng tháng

= 22% x

Mức tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài

– Đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội nhưng đã hưởng bảo hiểm một lần

Mức đóng BHXH hằng tháng

= 22% x 2 x

Mức lương cơ sở

  • Phương thức đóng:

Ngươi lao động có thể chọn phương thức đóng bảo hiểm xã hội 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

  • Nơi đóng:

Người lao động lựa chọn một trong hai nơi đóng sau:

– Đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài

– Đóng qua doanh nghiệp, tổ chức doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

CÔNG TY LUẬT TNHH KHANG PHÁT VÀ CỘNG SỰ chuyên tư vấn pháp luật lĩnh vực Hôn nhân & Gia đình, Dân sự, Doanh nghiệp, Bảo hiểm,… cho khách hàng với tiêu chí nhanh chóng, tiết kiệm, kip thời, đảm bảo quyền lợi tối ưu nhất cho khách hàng.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900633212 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc tới Email: lienheluatkhangphat@gmail.com để được hỗ trợ cụ thể hơn.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng ./.

GỌI NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN