VỢ CÓ PHẢI TRẢ NỢ KHOẢN VAY CỦA CHỒNG KHÔNG?

Các cụ có câu ” Của chồng công vợ”; “Chung lưng đấu cật” nói về sự gắn kết chia sẻ của vợ chồng. Trong các quy định của pháp luật, cũng có chế định tài sản chung của vợ chồng, nhưng cũng có chế định về tài sản riêng. Liệu vợ có phải trả nợ khoản vay của chồng khi các anh chồng hiện nay có ít kinh tế là ăn chơi, bỏ bê vợ con. Để giải đáp thắc mắc, hãy cùng Luật Khang Phát tìm hiểu vấn đề này:

Cơ sở pháp lý

  1. Vợ có phải trả nợ khoản vay của chồng trong thời kỳ hôn nhân

Chị Mai có câu hỏi như sau: Tôi và chồng lấy nhau được 5 năm. Thời gian đầu chồng tôi rất quan tâm, chăm sóc vợ và gia đình. Nhưng một thời gian sau đó khi cả hai làm ăn ổn định và có một ít tiền tích góp, chồng tôi bắt đầu có những biểu hiện lạ, đi đêm về hôm, lấy lý do đi công tác 1 tuần không về. Trong lúc đấy có 1 hội xăm trổ tới nhà đưa cho tôi 1 tờ giấy nợ 50 triệu có chữ ký của chồng tôi và yêu cầu tôi phải thanh toán. Tôi nhất quyết không chịu, bảo ai vay người đó trả, tôi có vay đâu mà phải trả khoản nợ trên trời rơi xuống như thế thì bọn nó đập phá đồ và đe dọa 5 ngày sau không trả thì sẽ tới xiết nợ. Xin luật sư hãy tư vấn cho tôi cách giải quyết, liệu tôi là vợ có phải trả nợ khoản vay của chồng này hay không?

Luật sư trả lời:Theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản bao gồm:

  1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
  2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản chung;
  4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra thì cha mẹ phải bồi thường;
  6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Trong trường hợp của chị Mai, nếu chồng chị vay tiền mà không thông báo, thỏa thuận với chị hoặc vay tiền mà không nhằm mục đích phục vụ nhu cầu cho đời sống sinh hoạt thiết yếu của gia đình, nuôi dưỡng, chăm sóc con cái, cha mẹ,… Với câu hỏi ” Vợ có phải trả nợ khoản vay của chồng?”  trường hợp của chị sẽ không có trách nhiệm phải trả nợ thay chồng hay cùng chồng trả khoản tiền 50 triệu đồng này. Khoản nợ này sẽ được tính là khoản nợ riêng của chồng.

Còn nếu trong trường hợp, khoản tiền này được vay để phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình thì chị sẽ có trách nhiệm phải liên đới trả khoản nợ 50 triệu này.

Điều này phụ thuộc vào việc phải chứng minh khoản nợ này có hay không phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình hay phục vụ cho mục đích cá nhân riêng của chồng chị, lời khai của chồng chị và người làm chứng,…

Ngoài ra, chị cũng nên tìm sự trợ giúp của cơ quan chính quyền địa phương trong trường hợp các thành phần đòi nợ tiếp tục đến quấy rối và cản trở đời sống hàng ngày của chị và gia đình.

vợ có phải trả nợ khoản vay của chồng

VỢ CÓ PHẢI TRẢ NỢ KHOẢN VAY CỦA CHỒNG

2. Vợ có phải trả nợ khoản vay của chồng khi đã thỏa thuận phân chia tài sản chung?

Chị Thắm có câu hỏi: Tôi và chồng kết hôn được 3 năm nay, từ khi kết hôn chúng tôi đã thỏa thuận rạch ròi về tài sản chung được chia ra cho mỗi người quản lý một nửa riêng. Gần đây tôi mới phát hiện chồng có đi vay tiền bên ngoài và bị bên đòi nợ đến nhà đòi tiền. Xin luật sư tư vấn cho tôi trong trường hợp này tôi là vợ có phải trả nợ khoản vay của chồng không?

Luật sư trả lời: Luật Hôn nhân và gia đình và Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn ban hành có công nhận các thỏa thuận của vợ chồng về việc phân chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, xác định tài sản chung, tài sản riêng, đâu là nợ chung, đâu là nợ riêng của từng người.

Điều 15. Xác định tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận

  1. Trường hợp lựa chọn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì vợ chồng có thể thỏa thuận về xác định tài sản theo một trong các nội dung sau đây:
  2. a) Tài sản giữa vợ và chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng;
  3. b) Giữa vợ và chồng không có tài sản riêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung;
  4. c) Giữa vợ và chồng không có tài sản chung mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của người có được tài sản đó;
  5. d) Xác định theo thỏa thuận khác của vợ chồng.
  6. Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng phải phù hợp với quy định tại các Điều 29, 30, 31 và 32 của Luật Hôn nhân và gia đình. Nếu vi phạm, người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận vô hiệu theo quy định tại Điều 50 của Luật Hôn nhân và gia đình.

Tuy nhiên, các thỏa thuận về tài sản của vợ chồng phải phù hợp với nguyên tắc đảm bảo điều kiện về nhu cầu thiết yếu của gia đình.

Điều 29. Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng

  1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
  2. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
  3. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ, chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.

Ngoài ra, các thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn dưới dạng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

Đối với trường hợp của chị Thắm, để xác định xem chị có phải cùng chồng trả khoản nợ này hay không, cần phải biết được khoản tiền chồng chị vay nhằm mục đích nào, có trực tiếp hay gián tiếp phục vụ nhu cầu của gia đình chị như phí sinh hoạt, chi tiêu cho con cái, chăm sóc cha mẹ già hay không,…

Nếu như số tiền chồng chị vay để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình thì chị có nghĩa vụ cùng chồng trả khoản nợ này.

Ngược lại, nếu số tiền chồng chị vay mà để phục vụ cho mục đích riêng của chồng chị mà không sử dụng số tiền này hay lợi nhuận có được từ đó để phục vụ nhu cầu của gia đình thì đây được xác định là khoản nợ riêng của chồng chị. Trong trường hợp này “vợ có phải trả nợ khoản vay của chồng” hay không thì câu trả lời sẽ là “Chị không phải thanh toán vì đã xác định được đây là khoản nợ riêng của chồng chị”.

3. Vợ có phải trả nợ khoản vay của chồng trước khi kết hôn?

Chị Hoa có câu hỏi: Hai vợ chồng tôi mới kết hôn được 5 tháng nay thì bọn đòi nợ tới đưa giấy nợ cách đây nhiều năm của chồng tôi ra, đe dọa và bắt tôi phải trả khoản nợ này. Xin hỏi luật sư trong trường hợp này tôi là vợ có phải trả nợ khoản vay của chồng không?

Luật sư trả lời: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, có quy định về nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng trong đó có bao gồm về nợ riêng của vợ/chồng trước khi kết hôn:

Điều 45. Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng

Vợ, chồng có nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:

  1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
  2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;
  3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
  4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.

Theo đó, về nguyên tắc, nợ của chồng chị là có trước khi hai vợ chồng kết hôn nên khoản nợ này được xác định là nợ riêng của chồng chị. Như vậy, chị không có nghĩa vụ phải cùng chồng trả khoản nợ này.

Tuy nhiên, thực tế rất nhiều cặp vợ chồng khi kết hôn mới phát sinh ra nhiều vấn đề tương tự như đối với trường hợp của chị. Xét về tình nghĩa, chị nên suy nghĩ về việc cùng chồng gánh vác khoản nợ này để xây dựng cuộc sống vợ chồng ổn định lâu dài. Câu trả lời cho thắc mắc  “Vợ có phải trả nợ khoản vay của chồng” không trong trường hơp này về tình về nghĩa nên người vợ vẫn “trả cho chồng”.

  1. Dịch vụ tư vấn pháp luật về hôn nhân và gia đình của Công ty Luật Khang Phát

CÔNG TY LUẬT TNHH KHANG PHÁT VÀ CÔNG SỰ chuyên tư vấn pháp luật về hôn nhân và gia đình, tư vấn phân chia tài sản, quyền nuôi con, thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình, ly hôn đơn phương nhanh chóng và hỗ trợ tận tình cho khách hàng, giảm thiểu tối đa thời gian đi lại và làm việc với Tòa án. Trong đó:

-Tư vấn giải quyết thắc mắc “Vợ có phải trả nợ khoản vay của chồng?”

-Tư vấn quy định pháp luật về ly hôn, phân chia tài sản và quyền nuôi con khi ly hôn ;

– Tư vấn thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình, ly hôn đơn phương tại Tòa án và đại diện cho khách hàng thực hiện các công việc;

– Viết/ soạn đơn xin ly hôn và chuẩn bị hồ sơ ly hôn cho khách hàng.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900633212 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc tới Email: lienheluatkhangphat@gmail.com để được hỗ trợ cụ thể hơn.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

GỌI NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN