Có một số cá nhân dù không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng một phần di sản theo quy định của pháp luật. Vậy người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc là ai, cách tính phần thừa kế của họ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những nội dung này qua bài viết dưới đây của Luật Khang Phát!
Mục lục bài viết
1. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc là gì?
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, người có tài sản có quyền định đoạt tài sản của mình trước khi chết. Tuy nhiên, quyền này bị giới hạn nhiều quy định, một trong số đó là “Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc”.
Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
- Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
c) Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”
Căn cứ vào quy định này, người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc được hiểu là những người không được người lập di chúc cho hưởng di sản thừa kế hoặc chỉ cho hưởng di sản ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật. Khi đó, họ vẫn sẽ được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Những cá nhân là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc bao gồm:
– Con chưa thành niên
Khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.”. Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự 2015 cũng không phân biệt con đẻ, con nuôi hay con ngoài giá thú. Do đó, chúng ta có thể hiểu tất cả những người con này khi chưa đủ mười tám tuổi có thể thuộc diện được hưởng thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
– Cha, mẹ của người để lại di sản
Trong số những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc có cha, mẹ của người để lại di sản. Cha, mẹ ở đây được hiểu là cả cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi hợp pháp.
– Vợ, chồng của người để lại di sản
Vợ, chồng của người để lại di sản phải là vợ, chồng hợp pháp tại thời điểm mở thừa kế, tức là phải có đăng ký kết hôn và giấy chứng nhận kết hôn phải có hiệu lực.
– Con đã thành niên mà không có khả năng lao động
Con đã thành niên mà không có khả năng lao động là con đã đủ 18 tuổi nhưng bị mất khả năng lao động. Theo Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP, mất khả năng lao động là trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên.
Tuy nhiên, để được hưởng phần di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc thì phải đáp ứng điều kiện sau:
– Không từ chối nhận di sản
– Không thuộc trường hợp không có quyền nhận di sản
Khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những người sau đây hông có quyền được hưởng di sản:
“Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản
- Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
- a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
- b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
- c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
- d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.”
2. Cách tính phần thừa kế của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Để hiểu rõ hơn về cách tính phần thừa kế của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, chúng ta cùng tìm hiểu qua ví dụ sau:
Ví dụ: Ông A, bà B có 2 người con chung (đều đã đã thành niên và có khả năng lao động) là C và D. Sau khi ông A chết, ông để lại di chúc hợp pháp chia đều di sản cho C và D. Chia thừa kế trong trường hợp này biết di sản của ông A là 900 triệu đồng.
Đáp án tham khảo:
Ông A chết để lại di chúc hợp pháp cho hai con là C và D. Tuy nhiên, bà B là vợ hợp pháp của ông A, không từ chối nhận di sản và không thuộc đối tượng không được hưởng di sản nên bà B vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật.
– Một suất thừa kế theo pháp luật = Di sản / 3 = 300 triệu đồng
– Hai phần ba một suất thừa kế = 2/3 * 300 = 200 triệu đồng
Như vậy, bà B được hưởng phần thừa kế tương ứng 200 triệu đồng, C và D mỗi người được hưởng (900 – 200)/2 = 350 triệu đồng mỗi người.
3. Dịch vụ tư vấn pháp luật về thừa kế của Công ty Luật TNHH Khang Phát và Cộng sự
Công ty Luật TNHH Khang Phát và Cộng sự chuyên tư vấn pháp luật trên nhiều lĩnh vực, trong đó có tư vấn về thừa kế với tiêu chí:
– Linh động, hỗ trợ khách hàng để đạt hiệu quả tối ưu nhất;
– Thời gian giải quyết các vấn đề pháp lý nhanh, chính xác và bàn giao kết quả đúng với thời gian đã hẹn;
– Tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại cho khách hàng;
– Chi phí dịch vụ của Luật Khang Phát có tính cạnh tranh cao, tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Với mức giá cả hợp lý với dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí phù hợp nhất.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900633212 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc tới Email: lienheluatkhangphat@gmail.com để được hỗ trợ cụ thể hơn.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng ./.