Cơ sở pháp lý: Bộ luật Dân sự 2015
Hiện nay có rất nhiều người đứng tên hộ bạn bè, người thân trong hợp đồng vay tài sản. Vậy khi đó, ai là người có nghĩa vụ trả nợ và bạn có thể sẽ gặp rủi ro nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Luật Khang Phát!
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng vay tài sản là gì?
Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”.
2. Đứng tên thay người khác để ký hợp đồng vay tài sản thì ai phải chịu trách nhiệm trả nợ?
Căn cứ Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay:
“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”
Như đã đề cập, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên cho vay sẽ giao tài sản cho bên vay. Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay số tài sản đã vay và phải trả lãi nếu có thỏa thuận. Do đó, về nguyên tắc, nếu một người tự nguyện đứng tên và ký tên vào hợp đồng vay tài sản hộ người khác thì người đó phải chịu trách nhiệm với nghĩa vụ hoàn trả nợ gốc và lãi (nếu có).
3. Rủi ro khi đứng tên thay người khác để ký hợp đồng vay tài sản
Việc dùng uy tín và danh tính cá nhân để làm thủ tục giúp người khác vay tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro:
– Khi bạn đứng tên thay người khác để ký hợp đồng vay tài sản, bạn là người chịu trách nhiệm trả khoản vay đó dù bạn không sử dụng chúng. Nếu trễ hạn thanh toán, bộ phận thu hồi nợ sẽ tìm đến bạn và cả gia đình bạn liên tục đến khi khoản nợ được thanh toán, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bạn.
– Nếu đến hạn mà người kia không trả đủ khoản vay thì bạn sẽ phải trả nợ và có thể bị người cho vay kiện đòi tài sản.
– Khi bạn ký thay hợp đồng vay nợ giúp người khác, bạn phải chịu trách nhiệm về khoản nợ đó như thể đó là khoản nợ của chính mình. Nếu người kia chậm trễ trong thời gian thanh toán, điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn đã muộn thanh toán.
Nếu hồ sơ vay của bạn là hồ sơ tín dụng thì việc thanh toán chậm sẽ được báo cáo trong báo cáo tín dụng của bạn trên hệ thống của các tổ chức cho vay cũng như tại CIC – Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và nó sẽ ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng của bạn. Các ngân hàng sẽ từ chối cho bạn vay tiếp vì lịch sử tín dụng xấu, trong khi bạn thực tế không hề vay và sử dụng số tiền đó.
Như vậy, việc đứng tên thay người khác để ký hợp đồng vay tài sản tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bạn nên cẩn trọng khi đứng tên hộ hay ký hộ người khác trong bất kỳ hợp đồng nào.
4. Dịch vụ tư vấn pháp luật Công ty Luật Khang Phát
CÔNG TY LUẬT TNHH KHANG PHÁT VÀ CÔNG SỰ chuyên tư vấn pháp luật trên nhiều lĩnh vực một cách nhanh chóng và hỗ trợ tận tình cho khách hàng, giảm thiểu tối đa thời gian đi lại và làm việc với Tòa án. Trong đó:
– Tư vấn giải quyết thắc mắc “Rủi ro khi đứng tên thay người khác để ký hợp đồng vay tài sản?”
– Tư vấn quy định pháp luật về hợp đồng;
– Đại diện cho khách hàng thực hiện các công việc;
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900633212 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc tới Email: lienheluatkhangphat@gmail.com để được hỗ trợ cụ thể hơn.
Rất mong nhận được sự hợp tác!