Mục lục bài viết
Cơ sở pháp lý:
Trong những năm gần đây, các tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực lao động ở nước ta ngày càng trở nên phổ biến, vậy việc pháp luật quy định cơ chế giải quyết tranh chấp lao động cũng góp phần ổn định quan hệ lao động. Vậy thủ tục giải quyết tranh chấp lao động như thế nào? Luật Khang Phát xin giới thiệu với các bạn qua bài viết sau:
Khái niệm về tranh chấp lao động
Theo khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019:
Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Các loại tranh chấp lao động
Tại Khoản 2 Điều 179 Bộ luật Lao động 2019 quy định các loại tranh chấp lao động, bao gồm:
(1) Tranh chấp lao động cá nhân giữa:
– Người lao động với người sử dụng lao động;
– Người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
(2) Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động bao gồm:
- Hòa giải viên lao động;
- Hội đồng trọng tài lao động;
- Tòa án nhân dân.
Hồ sơ giải quyết tranh chấp lao động
Căn cứ Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp lao động gồm có:
– Đơn khởi kiện có nội dung theo đúng quy định kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền lợi của mình bị xâm phạm;
– Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu;
– Sổ hộ khẩu gia đình (có sao y bản chính);
– Các tài liệu liên quan đến quan hệ lao động như: Hợp đồng lao động, hợp đồng học nghề, quyết định xử lý kỷ luật sa thải hoặc quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, biên bản họp xét kỷ luật người lao động,…
– Nếu người sử dụng lao động khởi kiện thì phải nộp thêm các giấy tờ tài liệu về tư cách pháp lý của doanh nghiệp như giấy phép đầu tư, giấy đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp; Điều lệ, nội quy lao động, biên bản họp xét kỷ luật người lao động,…
– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao);
* Lưu ý: Các tài liệu nêu trên bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt theo quy định trước khi nộp và nộp kèm theo bản gốc để đối chiếu.
Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại hòa giải viên lao động
- Đối với các tranh chấp lao động cá nhân; hầu hết cần phải thông qua thủ tục hòa giải tại hòa giải viên lao động, trừ một số trường hợp sau đây thì không cần tiến hành hòa giải:
+ Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
+ Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
+ Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp; đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
+ Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải; hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
- Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.
Trường hợp hai bên thỏa thuận được.
Trong tranh chấp lao động cá nhân Hòa giải viên lao động hướng dẫn các bên thương lượng để giải quyết các mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp giữa các bên. Trường hợp các bên tự thỏa thuận được thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.
Trường hợp hai bên không thỏa thuận được
Khi các bên trong tranh chấp lao động cá nhân đã gồi lại thương lượng mà không tự thỏa thuận được; hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải; hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.
Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng; thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.
Bước 2: Yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết (nếu không hòa giải được)
Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án hoặc Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo trình tự; thủ tục hành chính hoặc tư pháp.
Công ty Luật TNHH Khang Phát và Cộng Sự chuyên tư vấn và thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cho khách hàng. Trong đó:
- Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp lao động đúng theo quy định pháp luật
- Đại diện cho khách hàng bảo vệ quyền lợi tại Tòa án
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900633212 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc tới Email: lienheluatkhangphat@gmail.com để được hỗ trợ cụ thể hơn.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng ./.