Với những xung đột trong cuộc sống thường ngày, vợ chồng xảy ra xích mích, to tiếng với nhau lâu dần không tìm ra cách giải quyết sẽ dẫn đến lựa chọn ly hôn với nhau. Việc chọn lựa phương án ly hôn được coi là phương hướng ổn thỏa nhất cho cả hai bên, trong đó vấn đề quan trọng và câu hỏi có nhiều thắc mắc nhất lúc này đó là “Ly hôn con theo ai ?” khi cả 2 “đổ vỡ” hôn nhân. Để giải đáp vấn đề trên, Công ty Luật TNHH Khang Phát và Cộng Sự xin trình bày qua bài viết sau để quý khách hàng hiểu rõ hơn:
Cơ sở pháp lý:
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- Các văn bản pháp luật khác liên quan
Để định đoạt được quyền nuôi con giữa những cặp vợ chồng ly hôn cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Điều đó càng khó khăn hơn trong trường hợp người mẹ đang mang thai, phần tiếp theo chúng tôi sẽ đi vào từng trường hợp cụ thể.
Mục lục bài viết
Ly hôn con theo ai?
“Ly hôn con theo ai ?” có lẽ là câu hỏi đang băn khoăn của rất nhiều cặp vợ chồng. Theo quy định của pháp luật, điều kiện để có quyền nuôi con sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể khác nhau và đã được chúng tôi nêu trong bài viết “Tranh chấp quyền nuôi con”.
- Nghĩa vụ của cha mẹ với con cái sau khi ly hôn
Vợ và chồng có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên hoặc đã thành niên sau ly hôn, kể cả trường hợp tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, không có tài sản tự nuôi bản thân.
Bên nào không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho đến khi con trưởng thành, không phân biệt điều kiện kinh tế. Trừ trường hợp bên có quyền nuôi con không yêu cầu cấp dưỡng.
Có những trường hợp con được quyền tự quyết, nhưng ly hôn con theo ai cũng có những trường hợp sẽ được Tòa án trao quyền nuôi dưỡng cho vợ hoặc chồng mà không cần thông qua ý kiến, nguyện vọng của đứa trẻ, cụ thể:
- Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành, trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì quyền nuôi con thuộc về người mẹ, trừ các trường hợp:
+ Người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
+ Cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con
- Khi con từ 3 tuổi đến 7 tuổi
Khi ly hôn con theo ai là khi con từ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi, việc đó sẽ được giải quyết như sau:
+ Đối với con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi, về nguyên tắc, cha mẹ ly hôn có thể thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con và nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn với con.
+ Sau khi thỏa thuận mà không đạt được sự thống nhất giữa hai bên thì lúc này việc xác định khi ly hôn ai được quyền nuôi con sẽ thuộc về Tòa án. Tòa án sẽ quyết định quyền nuôi con cho người nào có đủ điều kiện và đảm bảo được tốt nhất quyền và lợi ích về mọi mặt cho đứa trẻ.
- Trường hợp con trên 7 tuổi
Căn cứ khoản 2, Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, trường hợp con trên 7 tuổi, người vợ hoặc chồng chứng minh được những điều kiện về: thu nhập, thời gian, tình cảm,… để có được quyền nuôi con trên 7 tuổi. Ngoài ra, Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con muốn ở với cha hay mẹ từ đó xác định được ly hôn con theo ai.
Điều kiện để tòa án giải quyết ly hôn con theo ai
- Điều kiện nuôi con sau ly hôn
Tòa án sẽ xem xét các điều kiện nuôi con của hai bên nhằm đảm bảo quyền lợi của đứa trẻ được phát triển một cách tốt nhất. Ngoài ra, Tòa án sẽ dựa vào những yếu tố sau để quyết định con cái sẽ do ai nuôi dưỡng: kinh tế, thời gian chăm sóc con, cấp dưỡng và một số yếu tố khác.
- Điều kiện về kinh tế
Điều kiện kinh tế là điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất trong những vụ việc tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn. Để nuôi dưỡng con cái tốt nhất thì người nuôi dưỡng cần có điều kiện kinh tế vững chắc để tạo điều kiện cho con cái phát triển tốt. Điều kiện kinh tế ở đây gồm: Thu nhập, nhà ở,…
- Thời gian chăm sóc con cái
Dù một bên vợ/chồng có đủ điều kiện kinh tế nhưng không có thời gian chăm sóc con cái thì cũng sẽ bị bất lợi trong vụ việc giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn. Thời gian chăm sóc con cái là cần thiết và luôn được chú trọng đối với việc nuôi dạy, giáo dục trẻ để phát triển tốt nhất.
- Cấp dưỡng cho con
Tại Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
+ Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
+ Các bên có thể thỏa thuận thay đổi cách cấp dưỡng hoặc tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng cấp dưỡng.
+ Nếu không thể thỏa thuận được thì các bên có thể yêu cầu tòa án giải quyết.
Mức cấp dưỡng được quy định theo Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
- Các điều kiện và yếu tố khác
Trong quan hệ hôn nhân, các yếu tố như trong quá trình sinh sống giữa hai vợ chồng, bạo lực gia đình, thời gian chăm sóc con cái, nguyên nhân dẫn đến ly hôn, nguyện vọng của con muốn chung sống với ai sau khi ly hôn,… đều là những yếu tố quan trọng quyết định quyền được nuôi con.
- Trường hợp hạn chế quyền nuôi con của cha mẹ
Theo khoản 1, điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cha mẹ bị hạn chế quyền nuôi con chưa thành niên trong các trường hợp dưới đây:
+ Cha, mẹ “bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
+ Phá tán tài sản của con;
+ Có lối sống đồi trụy;
+ Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Như vậy, để có quyền nuôi con, hai bên cha mẹ đều phải chứng minh được những lợi thế của mình trong việc đảm bảo cuộc sống cho con cái cả về vật chất lẫn tinh thần.
Điều kiện về vật chất: Đảm bảo việc đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con như: nơi ở hợp pháp, thu nhập đủ trang trải cuộc sống cho bạn và con.
Điều kiện về tinh thần: Nếu đưa ra những bằng chứng gây ảnh hưởng đến tinh thần con trẻ, bất lợi về mặt cảm xúc (có những hành vi phạm pháp, bạo lực, không có thời gian chăm lo con trẻ).
Trên đây là tổng hợp những yếu tố con cái để Tòa án phán quyết Ly hôn con theo ai đối với hai bên.
Ly hôn khi mang thai
Một vấn đề mà nhiều quý khách hàng của Luật Khang Phát quan tâm chính là khi người vợ mang thai thì quyền nuôi con sẽ được định đoạt ra sao.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
Xác định cha, mẹ:
+ Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
+ Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
+ Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng
Như vậy, trong trường hợp có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Nên lúc vợ đang mang thai mà yêu cầu ly hôn thì sau này con sinh ra vẫn là con chung của 2 vợ chồng.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì nếu không có thoả thận khác phù hợp với lợi ích của con thì con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Luật Khang Phát đã đề cập tại phần trên có quy định điều này.
Như vậy, mặc dù người mẹ được ưu tiên nuôi con dưới 36 tháng tuổi nhưng nếu không đủ điều kiện để chăm sóc và cho con môi trường tốt nhất thì có thể sẽ không được trực tiếp nuôi con.
NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG VIỆC QUYẾT ĐỊNH QUYỀN NUÔI CON
Ly hôn con theo ai là một trong những vấn đề gây tranh cãi hiện nay. Trong quá trình tranh chấp quyền nuôi con thường sẽ có những cản trở sau đây:
- Các cặp đôi tìm mọi cách gây khó khăn cho nhau, gây căng thẳng để cản trở nhau vì cho rằng đối phương có lỗi làm cho hôn nhân tan vỡ, trong đó bao gồm cả việc tranh chấp tài sản, con cái, mức cấp dưỡng nuôi con chung. Do vậy có rất nhiều vụ án việc tranh chấp nuôi con kéo dài rất lâu.
- Nhiều vụ ẩu đả, bạo lực bắt nguồn từ việc tranh chấp con cái
- Thực tế tranh chấp nuôi con căng thẳng thường vì một số lý do chính như: vì quá yêu thương, lo lắng cho con; vì cho rằng, đối phương không đủ điều kiện vật chất, hay không đủ tư cách, phẩm giá để nuôi dưỡng và chăm sóc con; do quá đề cao quyền nuôi con của bản thân mà không cân nhắc nhu cầu thực sự của trẻ; do tác động của gia đình, người thân với quan niệm bảo thủ, bó buộc trẻ con, do đối phương gây khó khăn, cản trở việc thăm nom con…
- Các bên tranh chấp chưa hiểu đúng quy định của pháp luật, không quan tâm đúng mức nhu cầu tình cảm, lợi ích thực sự của con, dẫn đến tranh chấp kéo dài, gây khó khăn, tổn thương cho cả đôi bên và con cái.
DỊCH VỤ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN NUÔI CON
Công ty Luật TNHH Khang Phát và Cộng Sự chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn và giải quyết tranh chấp quyền nuôi con với tiêu chí:
- Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết với tiêu chí: giảm thiểu tối đa số lần làm việc – Không phát sinh chi phí khi thực hiện dịch vụ – thời gian giải quyết nhanh chóng.
- Tư vấn và giới thiệu khách hàng dịch vụ tốt nhất theo hướng linh động.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900633212 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc tới Email: lienheluatkhangphat@gmail.com để được hỗ trợ cụ thể hơn.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng ./.