Cơ sở pháp lý:
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- Các văn bản pháp luật khác liên quan
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu đời sống của mỗi gia đình tăng cao. Nhiều gia đình đáp ứng được mưu cầu hạnh phúc nhưng nhiều gia đình không đạt được dẫn đến ly hôn. Trong khi giải quyết ly hôn và sau khi ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con diễn ra phổ biển nhất. Để giải đáp vấn đề trên, Công ty Luật TNHH Khang Phát và Cộng Sự xin hướng dẫn thực hiện trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp quyền nuôi con theo quy định mới nhất để quý khách hàng tham khảo qua bài viết sau:
Khởi kiện đòi quyền nuôi con trong khi giải quyết ly hôn và sau khi ly hôn là quyền của một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con khi quan hệ vợ chồng chấm dứt. Vì vậy, một bộ hồ sơ chỉn chu là rất cần thiết trong quá trình khởi kiện. Đầu tiên, chúng tôi xin được giới thiệu đến khách hàng cần những gì để hoàn thiện một bộ hồ sơ.
Mục lục bài viết
Hồ sơ khởi kiện tranh chấp quyền nuôi con
Theo quy định tại khoản 4 và khoản 5, Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì hồ sơ khởi kiện bao gồm đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ chứng minh kèm theo đơn khởi kiện của người có yêu cầu, bao gồm:
+ Đơn khởi kiện (theo mẫu số 23 – DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017). Ngoài ra, Tòa án sẽ dựa vào những yếu tố sau để quyết định con cái sẽ do ai nuôi dưỡng: kinh tế, thời gian chăm sóc con, cấp dưỡng và một số yếu tố khác.
+ Giấy khai sinh của con (bản sao);
+ Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân/căn cước công dân (bản sao);
+ Bản án/quyết định ly hôn của Tòa án khi giải quyết tranh chấp nuôi con sau ly hôn;
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản gốc);
+ Các tài liệu, chứng cứ làm thay đổi quyền nuôi con;
Thủ tục giải quyết tranh chấp quyền nuôi con
Trường hợp vợ/chồng không tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp về nuôi con được quy định tại (khoản 1 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Thủ tục thực hiện như sau:
BƯỚC 1: Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền nơi bị đơn đang cư trú, làm việc
BƯỚC 2: Tòa án xem xét đơn. Nếu đơn hợp lệ, Tòa án tiến hành thụ lý vụ án, ra thông báo thụ lý để người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng án phí.
BƯỚC 3: Người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí đến Tòa án đang giải quyết đơn.
BƯỚC 4: Tòa án thực hiện xác minh hồ sơ, chứng cứ tiến hành hòa giải.
BƯỚC 5: Mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu không đồng ý với bản án/quyết định của Tòa thì một trong các bên có quyền kháng cáo trong thời hạn luật định.
Thời hạn giải quyết tranh chấp quyền nuôi con từ 04 – 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án theo quy định tại (Điều 203 BLTTDS 2015).
Quyền và nghĩa vụ của người được giao quyền nuôi con trong khi giải quyết ly hôn hoặc người được giao lại quyền nuôi con sau khi ly hôn sẽ phát sinh kể từ khi bản án/quyết định của Tòa không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật.
Điều kiện để có quyền nuôi con
- Nghĩa vụ của cha mẹ với con cái sau khi giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau khi ly hôn
Vợ và chồng có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên hoặc đã thành niên sau ly hôn, kể cả trường hợp tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, không có tài sản tự nuôi bản thân.
Bên nào không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho đến khi con trưởng thành, không phân biệt điều kiện kinh tế. Trừ trường hợp bên có quyền nuôi con không yêu cầu cấp dưỡng.
- Điều kiện nuôi con sau ly hôn
Tòa án sẽ xem xét các điều kiện nuôi con của hai bên nhằm đảm bảo quyền lợi của đứa trẻ được phát triển một cách tốt nhất.
- Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành, trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì quyền nuôi con thuộc về người mẹ, trừ các trường hợp:
+ Người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
+ Cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con;
- Khi con từ 3 tuổi đến 7 tuổi
Khi ly hôn, việc có được quyền nuôi con khi con từ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi được giải quyết như sau:
+ Đối với con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi, về nguyên tắc, cha mẹ ly hôn có thể thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con và nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn với con.
+ Sau khi thỏa thuận mà không đạt được sự thống nhất giữa hai bên thì lúc này việc xác định khi ly hôn ai được quyền nuôi con sẽ thuộc về Tòa án. Tòa án sẽ quyết định quyền nuôi con cho người nào có đủ điều kiện và đảm bảo được tốt nhất quyền và lợi ích về mọi mặt cho đứa trẻ.
- Trường hợp con trên 7 tuổi
Căn cứ khoản 2, Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, trường hợp con trên 7 tuổi, người vợ hoặc chồng chứng minh được được những điều kiện về: thu nhập, thời gian, tình cảm,… để có được quyền nuôi con trên 7 tuổi. Ngoài ra, Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con muốn ở với cha hay mẹ từ đó xác định được quyền nuôi con thuộc về ai.
- Trường hợp hạn chế quyền nuôi con của cha mẹ
Theo khoản 1, điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cha mẹ bị hạn chế quyền nuôi con chưa thành niên trong các trường hợp dưới đây:
+ Cha, mẹ “bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
+ Phá tán tài sản của con;
+ Có lối sống đồi trụy;
+ Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Như vậy, để có quyền nuôi con, hai bên cha mẹ đều phải chứng minh được những lợi thế của mình trong việc đảm bảo cuộc sống cho con cái cả về vật chất lẫn tinh thần.
Điều kiện về vật chất: Đảm bảo việc đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con như: nơi ở hợp pháp, thu nhập đủ trang trải cuộc sống cho bạn và con.
Điều kiện về tinh thần: Nếu đưa ra những bằng chứng gây ảnh hưởng đến tinh thần con trẻ, bất lợi về mặt cảm xúc (có những hành vi phạm pháp, bạo lực, không có thời gian chăm lo con trẻ).
Những khó khăn trong giải quyết tranh chấp quyền nuôi con
Luât Khang Phát xin đưa ra những khó khăn vướng mắc mà các khách hàng gặp phải khi thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp quyền nuôi con:
- Việc chuẩn bị giấy tờ, chứng cứ chứng minh quyền nuôi con gặp nhiều trở ngại, tiêu tốn nhiều thời gian: Khách hàng không am hiểu đầy đủ về pháp luật dẫn đến không phân biệt được chứng cứ có lợi hay bất lợi cho bản thân dẫn đến không thu thập đầy đủ các giấy tờ được cho là có lợi để chứng minh năng lực nuôi con.
- Khó khăn trong việc thỏa thuận về nuôi con và cấp dưỡng.
- Trong trường hợp muốn giao lại quyền nuôi con sau ly hôn: Khách hàng không thu thập được tài liệu chứng minh mình đủ năng lực hơn người đang trực tiếp nuôi dậy con. Chứng cứ chứng minh con đang không có điều kiện sống phù hợp để sinh hoạt và phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác dẫn đến tranh chấp quyền nuôi con cần được giải quyết.
DỊCH VỤ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN NUÔI CON
CÔNG TY LUẬT TNHH KHANG PHÁT VÀ CỘNG SỰ chuyên về tư vấn và thực hiện thủ tục tranh chấp quyền nuôi con cho khách hàng. Trong đó:
- Tư vấn hướng giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn.
- Soạn thảo văn bản, đơn liên quan trong suốt quá trình quá trình tố tụng.
- Chuẩn bị hồ sơ để tiến hành các thủ tục pháp lý.
- Tư vấn về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
- Tư vấn giành quyền nuôi con, điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn có lợi nhất cho khách hàng.
- Trực tiếp tham gia quá trình tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hay người được ủy quyền thực hiện những thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền nuôi con.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900633212 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc tới Email: lienheluatkhangphat@gmail.com để được hỗ trợ cụ thể hơn.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng ./.