Cơ sở pháp lý
Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
Trên thực tế rất nhiều trường hợp sau khi giành được quyền nuôi con khi ly hôn, cha hoặc mẹ lại không quan tâm đến con, thậm chí là bạo lực gia đình ngay chính với con của mình. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi và quá trình phát triển của con. Trong trường hợp này, liệu người cha, người mẹ không trực tiếp nuôi con có được khởi kiện để giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn không? Luật Khang Phát xin được tư vấn cho quý khách quy định pháp luật về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn qua bài viết sau đây:
Mục lục bài viết
- 1 Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn là gì?
- 2 Điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
- 3 Ai được yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn?
- 4 Cơ quan có thẩm quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
- 5 Hồ sơ yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
- 6 Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
- 7 Dịch vụ giải quyết thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của Công ty Luật Khang Phát
Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn là gì?
Thay đổi người trực tiếp nuôi con là việc khởi kiện yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con mà trước đó trong bản án/ quyết định giải quyết ly hôn của Tòa án phán quyết cho một bên có quyền nuôi con bây giờ yêu cầu đổi lại cho bên kia.
Điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Vợ chồng nên thỏa thuận về việc thay đổi quyền yêu cầu nuôi con. Trường hợp có thể thỏa thuận được với nhau thì người đang trực tiếp nuôi con có thể yêu cầu tòa án thay đổi quyền trực tiếp nuôi con. Trong trường hợp không thỏa thuận được với nhau, người muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con vẫn có thể yêu cầu Tòa án thay đổi quyền trực tiếp nuôi con.
Khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ:
– Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con.
– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
– Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định tại Bộ luật Dân sự. Theo đó, con chỉ được giao cho người giám hộ khi cha, mẹ bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con, cha mẹ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, cha mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con,… và có yêu cầu của người giám hộ
Ai được yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình thì người có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn là cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức.
Vì vậy sau khi ly hôn, Tòa án sẽ giao quyền trực tiếp nuôi con cho một trong hai bên vợ hoặc chồng có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Do đó, khi yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con trước hết là cha, mẹ của đứa trẻ đó.
Nếu xét thấy người trực tiếp nuôi con không có đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì các cá nhân, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu thay đổi trực tiếp nuôi con:
– Người thân thích có thể là ông, bà, cô, dì, chú, cậu,… đây là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, có dòng máu trực hệ và có họ trong phạm vi ba đời.
– Cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình và trẻ em
– Hội Liên hiệp phụ nữ
Cơ quan có thẩm quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Căn cứ tại khoản 1 Điều 39 và điểm i khoản 2 Điều 39 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
– Tòa án nhân dân quận, huyện nơi một trong các bên thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
– Tòa án nhân dân quận, huyện nơi bị đơn đang cư trú, làm việc hoặc đang đăng ký tạm trú có thẩm quyền giải quyết việc yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn;
– Trường hợp, người yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ thì tòa án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết.
Hồ sơ yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
– Đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con
– Bản sao công chứng, chứng thực CMND/CCCD
– Bản sao chứng thực sổ hộ khẩu
– Bản án/ quyết định của TAND khi ly hôn
– Bản sao giấy khai sinh của con
– Các tài liệu chứng minh yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn cứ và hợp pháp.
Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Bước 1: Nộp hồ sơ thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền;
Bước 2: Sau khi nhận đơn cùng hồ sơ hợp lệ, Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người khởi kiện biết. Việc nộp tiền tạm ứng án phí được thực hiện tại chi cục thi hành án quận/huyện;
Bước 3: Trong thời hạn người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí và nộp giấy biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tóa án;
Bước 4: Tòa án thực hiện việc thụ lý vụ án, xem xét giải quyết vụ án và ra bản án hoặc quyết định theo đúng trình tự thủ tục tố tụng.
Dịch vụ giải quyết thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của Công ty Luật Khang Phát
CÔNG TY LUẬT TNHH KHANG PHÁT VÀ CỘNG SỰ chuyên về tư vấn và giải quyết tranh chấp thay đổi trực tiếp người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cho khách hàng. Trong đó:
- Tư vấn hướng giải quyết tranh chấp thay đổi trực tiếp người nuôi con sau ly hôn.
- Soạn thảo văn bản, đơn liên quan trong suốt quá trình quá trình tố tụng.
- Chuẩn bị hồ sơ để tiến hành các thủ tục pháp lý.
- Tư vấn giành quyền nuôi con, điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn có lợi nhất cho khách hàng.
- Trực tiếp tham gia quá trình tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hay người được ủy quyền thực hiện những thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp thay đổi trực tiếp người nuôi con sau ly hôn.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900633212 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc tới Email: lienheluatkhangphat@gmail.com để được hỗ trợ cụ thể hơn.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng ./.