Mục lục bài viết
Căn cứ pháp lý:
-Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Thủ tục ly hôn là quy trình yêu cầu Toà án chấm dứt về quan hệ hôn nhân và phân định quyền mỗi người với tài sản chung, nợ chung, quyền nuôi con và mức cấp dưỡng. Luật Khang Phát xin hướng dẫn thực hiện thủ tục ly hôn theo quy định mới nhất để khách hàng dễ hình dung và tham khảo.
Điều kiện để được yêu cầu ly hôn
Có hai hình thức ly hôn là ly hôn thuận tình và một bên gửi yêu cầu đơn phương ly hôn. Với mỗi loại hình thức thì sẽ yêu cầu điều kiện khác nhau, cụ thể:
Điều kiện để ly hôn thuận tình
- Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn
- Hai bên đã thoả thuận về việc chia tài sản, quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng..
Điều kiện để đơn phương ly hôn
- Vợ/ chồng có hành vi bạo lực gia đình;
- Khi một người vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, dẫn tới mục đích hôn nhân không đạt được;
- Vợ hoặc chồng bị Toà án tuyên bố mất tích;
- Khi một người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do người còn lại gây nên.
Hồ sơ ly hôn
Khi tiến hành ly hôn để được Toà giải quyết nhanh, Luật Khang Phát đưa ra bộ hồ sơ đầy đủ cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:
- Đơn khởi kiện/ đơn xin ly hôn
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn ( bản chính ), nếu không có thì có thể xin cấp bản sao
- Bản sao chứng thực giấy tờ cá nhân ( CCCD/CMND) của hai vợ chồng
- Bản sao chứng thực Giấy khai sinh con chung ( nếu có)
- Xác nhận thông tin cư trú của vợ, chồng
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu tài sản chung ( nếu có tài sản chung và có yêu cầu phân chia tài sản chung khi ly hôn )
Thủ tục ly hôn
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ nêu trên, để tiến hành thủ tục ly hôn cần phải tiến hành theo quy trình sau đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ ly hôn tại Toà án nhân dân cấp quận/ huyện nơi vợ hoặc chồng đang làm việc hoặc cư trú trong trường hợp đồng thuận ly hôn hoặc nơi bị đơn (vợ hoặc chồng) đang làm việc hoặc cư trú trong trường hợp đơn phương ly hôn.
Bước 2: Sau khi Toà án đã tiếp nhận hồ sơ hợp lệ sẽ đưa ra thông báo lệ phí của việc ly hôn.
Bước 3: Sau khi nộp tạm ứng phí dân sự sơ thẩm tại chi cục Thi hành án Quận/ Huyện cùng cấp thì đến Toà án nộp biên lai tạm ứng án phí.
Bước 4: Toà án thụ lý giải quyết vụ việc
Thẩm quyền giải quyết ly hôn
Trường hợp ly hôn đơn phương tức là ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ/chồng thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết như sau:
- Đối với trường hợp không có yếu tố nước ngoài: Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 28, Điểm a Khoản 1 Điều 35 và Điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm quyền giải quyết ly hôn thuộc về Toà án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc. Hoặc các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn ( Điểm b Khoản 1 Điều 39 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015)
- Đối với trường hợp có yếu tố nước ngoài: Thẩm quyền giải quyết ly hôn thuộc về Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi vợ/ chồng có hộ khẩu thường trú, tạm trú ( Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015)
Trường hợp ly hôn thuận tình: theo Khoản 2 Điều 29, Điểm b Khoản 2 Điều 35 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì vợ/chồng có quyền thoả thuận, lựa chọn Toà án nơi cả vợ/chồng cư trú, làm việc hoặc Toà án nơi 1 trong 2 bên vợ/chồng cư trú, làm việc.
Những khó khăn khi tiến hành thủ tục ly hôn:
Trong quá trình giải quyết ly hôn khách hàng có thể gặp phải những khó khăn vướng mắc như sau:
- Vướng mắc về hồ sơ, thủ tục:
Một trong những nguyên nhân hay gặp khi các bên thiếu Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy tờ cá nhân, giấy khai sinh của con bị hư hỏng, thất lạc. Giấy tờ về nhà đất như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản, sổ tiết kiệm.. bị thiếu hoặc do một bên cố tình che dấu, không cung cấp
Hồ sơ ly hôn không đầy đủ theo quy định, đơn yêu cầu ly hôn không đúng theo mẫu quy định.
Xác định sai thẩm quyền của Toà án dẫn đến dán đoạn trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn.
Trong quá trình giải quyết các đương sự phải lên toà nhiều lần để bổ sung hồ sơ, lấy lời khai, tự khai, tham gia đối chất… dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết của hai bên do không am hiểu quy định của pháp luật
- Tranh chấp nuôi con
Cả hai bên có tranh chấp về quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng mà không chứng minh được khả năng tài chính, lợi thế của mình; cụ thể gắn liền với các yếu tố như: điều kiện nuôi con về ăn ở, sinh hoạt, học hành; yếu tố tinh thần: thời gian chăm sóc con cái, thời gian vui chơi, chia sẻ cùng con; hay nguyện vọng của con muốn sống với bố, hay với mẹ ( nếu con đủ từ 7 tuổi )
- Khó khăn chia tài sản chung, nợ chung
Các bên không chứng minh được công sức đóng góp của mình để hình thành tài sản chung; một trong các bên không đủ căn cứ chứng minh tài sản riêng; một bên không thể từ chối được nghĩa vụ trả nợ chung do bên kia có vay mượn…
- Thời gian Toà án giải quyết tương đối dài.
Thời gian để Toà án thực hiện giải quyết ly hôn phải phù hợp với quy định của pháp luật: Ly hôn thuận tình có thể kéo dài 2- 3 tháng, kể từ ngày thụ lý hồ sơ. Với ly hôn đơn phương, nhất là khi có tranh chấp tài sản và quyền nuôi con thì quá trình kéo dài hơn, từ 4-6 tháng, tuỳ tình hình thực tế thậm chí có thể kéo dài lâu hơn.
Công ty Luật TNHH Khang Phát và Cộng Sự chuyên tư vấn và thực hiện thủ tục ly hôn cho khách hàng với tiêu chí:
- Linh động, hỗ trợ khách hàng để đạt hiệu quả tối ưu nhất
- Thời gian giải quyết nhanh chóng
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900633212 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc tới Email: lienheluatkhangphat@gmail.com để được hỗ trợ cụ thể hơn.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng ./.