Vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng nói riêng, vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung là bộ quy tắc, tiêu chuẩn và các biện pháp đảm bảo sự an toàn, đảm bảo chất lượng của thực phẩm từ quá trình sản xuất, chế biến, lưu trữ, vận chuyển đến khi được tiêu thụ. Mục tiêu của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo thực phẩm không gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng và sức khỏe công cộng. Vậy các “nhà đầu tư” đang muốn thử sức kinh doanh lĩnh vực nhà hàng thì cần phải làm những gì? giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng có thực sự cần thiết? Bài viết này của Luật Khang Phát sẽ cung cấp cho các độc giả lời giải đáp cho thắc mắc trên.
Mục lục bài viết
- 1 CƠ SỞ PHÁP LÝ
- 1.1 Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng có thực sự cần hay không?
- 1.2 Tại sao cần phải có Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng.
- 1.3 Điều kiện để xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng.
- 1.4 Hồ sơ cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng.
- 1.5 Quy trình xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng
- 1.6 Khác biệt giữa Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng và cấp cho quán cafe.
- 1.7 Dịch vụ xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Luật Khang Phát?
CƠ SỞ PHÁP LÝ
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng
-
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng có thực sự cần hay không?
Việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện cấp Giấy phép an toàn thực phẩm được thực hiện đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh tại một địa điểm, trừ các trường hợp sau:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Bán hàng rong;
- Kinh doanh thực phẩm đóng gói sẵn.
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm; Kinh doanh thức ăn đường phố;
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực
Theo đó, nếu nhà hàng kinh doanh trong trường hợp trên sẽ không bắt buộc phải xin Giấy phép vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên sẽ phải xin Giấy phép nếu thuộc những trường hợp sau:
- Có đăng ký kinh doanh;
- Bố trí rõ ràng khu chế biến và khu phục vụ khách hàng;
- Có địa điểm kinh doanh cố định, quy mô không phải nhỏ lẻ;
- Tần số phục vụ khách hàng hằng ngày cao.
-
Tại sao cần phải có Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng.
Chứng minh các món ăn của nhà hàng phục vụ có các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Đảm bảo chất lượng phục vụ và an toàn sức khỏe của khách hàng.
Nhân viên được tập huấn kiến thức thức về an toàn thực phẩm tạo sự an tâm, niềm tin cho khách hàng.
Có đầy đủ điều kiện để kinh doanh, xây dựng thương hiệu, độ uy tín tới khách hàng không bị các cơ quan chức năng kiểm tra xử phạt, ngắn chặn.
Nguồn gốc nguyên liệu: Rõ ràng, có Giấy tờ chứng minh và sổ ghi chép hằng ngày nguồn gốc nguyên liệu dùng để chế biến;
-
Điều kiện để xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng.
Để được cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm chủ nhà hàng cần phải đảm bảo những điều kiện sau đây để có thể tiến hành xin Giấy phép theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
- Có đăng ký Giấy phép kinh doanh với ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống.
- Các khu vực tiếp nhận nhiên liệu, khu chế biến, khu bảo quản được tách biệt và bảo đảm chuẩn quy định.
- Quy trình chế biến phải theo nguyên tắc để đảm bảo thực phẩm được nấu nướng, chế biến, và bảo quản đúng cách
- Có dụng cụ chứa đựng chất thải, rác thải có nắp đậy, hệ thống xử lý rác thải tránh gây ô nhiễm môi trường, vận chuyển và xử lý rác thải chuẩn theo quy định của tỉnh/thành phố.
- Khu vực ăn uống phải thoáng mát, có đủ bàn ghế, sạch sẽ, phải có bồn rửa tay và nhà vệ sinh;
- Bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn về các trang thiết bị, dụng cụ pha chế.
- Nhân viên phải đảm bảo sức khỏe, phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm.
Bên cạnh những điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Các “nhà đầu tư” cần phải chuẩn bị thêm một vài loại Giấy phép để kinh doanh dịch vụ ăn uống theo chuẩn quy định pháp luật hiện hành:
- Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ, Giấy phép bán lẻ thuốc lá nếu “chủ đầu tư” có kinh doanh các loại mặt hàng này.
- Xin cấp văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy chưa cháy đối với cơ sở kinh doanh từ 05 tầng hoặc có khối tích từ 5000m3 trở lên.
-
Hồ sơ cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng.
Sau khi đã đáp ứng đủ điều kiện, chủ quán cần hoàn thiện danh mục hồ sơ để xin cấp phép như sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh ngành nghề dịch vụ ăn uống.
- Bản mô tả cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, gồm: bản vẽ sơ đồ mặt bằng của cơ sở; sơ đồ quy trình bảo quản, sản xuất, chế biến, vận chuyển các món ăn của nhà hàng; bản kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của nhà hàng trong quá trình kinh doanh.
- Giấy xác nhận kiến thực về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh nhà hàng;
- Danh sách kết quả khám sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống;
-
Quy trình xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận:
- Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở sau: Cơ sở kinh doanh do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Cơ sở kinh doanh do UBND cấp quận, huyện…cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên
- UBND quận, huyện… chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do UBND quận, huyện cấp Giấy đăng ký kinh doanh có quy mô dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.
Thẩm định cơ sở kinh doanh:
- Sau khi thẩm xét hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 10 ngày làm việc. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định cơ sở.
- Đối chiếu thông tin và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ.
- Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở đã đáp ứng đủ quy chuẩn.
Cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng:
- Trường hợp cơ sở đủ điều kiện theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện thì yêu cầu cơ sở hoàn hiện và đoàn thẩm định sẽ tiến hành thẩm định lại.
-
Khác biệt giữa Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng và cấp cho quán cafe.
Quy mô và loại hình kinh doanh: Nhà hàng thường có quy mô lớn hơn và cung cấp nhiều loại thực phẩm, dịch vụ hơn so với quán café. Do đó, quy định và yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm có thể phức tạp hơn và nghiêm ngặt hơn.
Tiêu chuẩn và quy định: Các quán café và nhà hàng đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của pháp luật. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn và quy định này có thể khác nhau tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và quy mô của cơ sở.
Kiểm tra và giám sát: Cơ quan chức năng thường tiến hành kiểm tra và giám sát các cơ sở để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, tần suất kiểm tra và mức độ giám sát có thể khác nhau đối với quán café và nhà hàng.
Điều kiện vệ sinh: Nhà hàng thường có các điều kiện vệ sinh phức tạp hơn do quy mô lớn và số lượng khách hàng đông đảo. Việc duy trì vệ sinh và an toàn thực phẩm tại nhà hàng có thể đòi hỏi nhiều công sức và nhân lực hơn so với quán café.
-
Dịch vụ xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Luật Khang Phát?
Nhằm đem lại cho quý khách một trải nhiệm tốt nhất, hiệu quả nhanh nhất, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, tiền bạc cho khách hàng. LUẬT KHANG PHÁT xin cung cấp dịch vụ xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng chuẩn theo quy định:
Thứ nhất tư vấn các vấn đề liên quan đến thủ tục xin đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng
- Khảo sát sơ bộ về mặt bằng, cơ sở vật chất; khảo sát về hồ sơ khách hàng đã có;
- Tư vấn sắp xếp các trang thiết bị, dụng cụ, quầy bar, khu phục vụ, khu vệ sinh, khu xử lý rác thải, khu chế biến đáp ứng đủ các điều kiện xin cấp Giấy chứng nhận;
- Tư vấn thủ tục thực hiện, chuẩn bị hồ sơ khi gửi cơ quan có thẩm quyền;
- Hỗ trợ khách hàng đi học lớp tập huấn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người tham gia trong qua trình kinh doanh quán café;
- Hỗ trợ chủ cơ sở và người tham gia quá trình kinh doanh quán café đi khám sức khỏe;
- Tư vấn các vấn đề liên quan mà khách hàng cần giải đáp.
Thứ hai thực hiện công việc để xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng
- Cả hai bên ký hợp đồng theo thỏa thuận;
- Luật Khang Phát thực hiện thủ tục thay mặt khách hàng để xin Giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng đó;
- Đại diện khách hàng nhận Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng;
- Khiếu nại về việc cấp Giấy chứng nhận VSATTP (nếu có).
CÔNG TY LUẬT TNHH KHANG PHÁT VÀ CỘNG SỰ chuyên về tư vấn và thực hiện thủ tục hành chính về Giấy phép với tiêu chí:
- Linh động, hỗ trợ khách hàng để đạt hiệu quả tối ưu nhất;
- Thời gian giải quyết nhanh chóng, tiết kiếm chi phí, đi lại cho khách hàng,
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900 633 212 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc tới Email: lienheluatkhangphat@gmail.com để được hỗ trợ cụ thể hơn